1. Khái niệm:
* Lâm sàng:
Viêm nướu răng là tình trạng viêm tấy, xung huyết quanh răng.
– Thường chảy máu khi chải răng
– Chiếp miệng thường có vị tanh
– Có mùi hôi nơi quanh mão răng
* Sinh học:
Vùng viêm có hiện tượng giãn mạch, có các bạch cầu đa nhân trung tính, bạch cầu Mono tập trung ứng động để tiêu diệt vi khuẩn xâm nhập và bảo vệ cơ thể.
* Khoảng sinh học khe nướu răng:
Khe nướu có độ sâu khoảng 0,7 – 1,1mm có dịch nướu bao quanh nhằm bảo vệ mô quang răng.
2. Nguyên nhân gây viêm nướu:
Có 03 nguyên nhân căn bản
– Do cơ địa mỗi người
– Do vật liệu làm răng
– Do Thầy thuốc gây ra
* Do cơ địa mỗi người:
– Răng mọc chen chúc
– Triển dưỡng nướu
– Tình trạng mô quanh răng trước đó
– Tình trạng người mang phục hình răng giữ vệ sinh răng miệng
kém.
– Mang thai
– Dùng thuốc thuộc nhóm an thần, thuốc cao huyết áp.
* Do vật liệu
Các nghiên cứu về vật liệu trong phục hình răng chỉ ra rằng theo thứ tự đáp ứng với mô sinh học như sau:
Titan nguyên chất > Sứ Zirconia > Sứ nha khoa > Vàng, Bạch kim >Hợp kim Cr-Co > Composite…
* Do Thầy thuốc gây ra
– Làm thay đổi khoảng sinh học như:
+ Mão dư thừa làm lấn áp khoảng sinh học
+ Quá quan tâm đến thẩm mỹ
+ Mão hở đường hoàn tất
+ Sửa soạn trụ răng chưa đúng qui cách
+ Chưa xử lý triệt để mô quang răng có nguy cơ gây viêm nướu.
3. Khắc phục:
* Khắc phục tạm thời:
– Tâm lý thoải mái
– Dùng ngón tay trỏ rửa sạch mát xa vùng nướu quanh mão răng giúp máu lưu thông vùng nướu quanh răng.
– Súc miệng bằng nước muối, dầu dừa, dung dịch súc miệng.
– Viên ngừa viêm nướu IgY Gate/ ngậm trước khi ngủ.
* Khắc phục triệt để:
Tùy theo nguyên nhân gây viêm nướu thầy thuốc có cách xử trí riêng
1. Nướu triển dưỡng do thai kỳ: giữ vệ sinh răng miệng sạch, sau sinh nở viêm nướu sẽ hết.
2. Do thuốc hướng an thần, thuốc cao huyết áp: thông báo với bác sĩ của bạn và xin ý kiến đổi nhóm thuốc khác.
Leave a Reply