Vì sao chúng ta phải chải răng

2.402 views

Ai trong chúng ta cũng chải răng mỗi ngày, vì sao chúng ta phải chải răng ngày hai lần, tối thiểu lần này cách lần kia bao nhiêu lâu và chải trong bao lâu hoặc chải như thế nào cho hiệu quả…

Chúng ta cần phải hiểu rõ vì sao phải chải răng và chải răng đúng cách thì công việc của chúng ta mới có hiệu quả và thực sự mới bảo vệ được răng.

  1. Khái niệm chải răng: dùng bàn chải dành cho răng, chải với động tác qua lại hoặc xoay tròn đúng theo hướng dẫn đã định, tránh “Đánh răng” là động tác dùng lực tác động lên răng, từ đó có thể làm tổn hại đến răng, mô quanh răng tự nhiên.
  2. Cơ chế bảo vệ răng tự nhiên:

* Phần men răng tự nhiên luôn được tái khoáng hóa nhờ có ion Flor, Canxi photphat và dịch nước bọt, sự tái khoáng hóa tự nhiên diễn ra liên tục trên bề mặt của răng.

* Ngay sau khi chải răng, một màng được hình thành ngay sau đó gọi là Màng sinh học, lớp màng này chúng bảo vệ mô quanh răng, bao gồm mô nướu, dây chằng nha chu quanh răng.

* Màng sinh học sau 24 giờ, nếu không được lấy đi, chúng hóa vô và trở nên cứng chắc, từ đó tạo nên mảng bám vôi răng.

  1. Cơ chế hình thành mảng bám quanh răng:

Từ màng sinh học hình thành bảo vệ răng một cách tự nhiên, có khoảng 150 000 loài  vi khuẩn có hại cũng như có lợi, chúng chia nhau phân bố trên dưới màng sinh học này, những vi khuẩn yếm khí chúng hoạt động bên dưới lớp màng sinh học, chúng hoạt động bằng cách phân hủy mô nướu, mô nha chu, hoặc những sản phẩm chế tiết của chúng gây tổn hại mô nướu, dây chằng nha chu quanh răng.

Số vi khuẩn còn lại hoạt động môi trường hiếu khí ở trên lớp bề mặt màng sinh học, chúng tiêu hóa thức ăn tinh bột, sản phẩm sau cùng chúng tiết ra là a xít. Một khi môi trường a xit đủ mạnh ( PH < 4,8) răng bắt đầu  bị hủy khoáng men răng.

  1. Tác dụng chải răng:

Chải răng nhằm làm sạch bề mặt của răng, làm xáo trộn quần thể vi sinh vật trên dưới màng sinh học bao quanh vùng nướu răng nhằm ngăn chặn sự phá hủy mô răng, mô quanh răng của vi khuẩn và chất bài tiết của chúng.

  1. Hướng dẫn sử dụng bàn chải có hiệu quả:

5.1 Cách cầm bàn chải: Cầm chắc bàn chải, không dùng ngón cái tì lên thân bàn chải nhằm tránh tối đa lực tì đè lên đầu bàn chải.

5.2 Thời gian chải:

– Trung bình 2 – 3 phút cho hàm răng bình thường, 4- 6 phút cho hàng răng có mang mắc cài chỉnh răng.

– Hoặc mỗi vùng chải từ 2- 3 răng và khoảng 4- 6 nhịp cho mỗi lần.

* Cách căn đồng hồ: có thể treo ngay đồng hồ trong nhà vệ sinh hoặc căn đồng hồ cho một khoảng di chuyển nào đó, chẳng hạn đi quanh phòng bếp 3 vòng thì được 1 phút từ đó có thể giúp trẻ tự biết canh thời gian bằng cách đi quanh phòng bếp nhà mình.

5.3. Cách chải răng hiệu quả:

* Ở  vùng nướu răng: bạn nên nghiêng bàn chải với góc 45 độ khi đó lông bàn chải có tác dụng làm xáo trộn môi trường vùng quanh nước răng, phá vỡ màng sinh học từ đó hạn chế sự phát triển của vi khuẩn quang màng sinh học. Mỗi ngày chải răng 02 lần sáng ngay sau khi ăn và tối trước khi ngủ là đủ cho mô răng tái khoáng hóa men và mô quanh răng tái phục hồi.

 

* Ở vùng kẽ răng: Để làm sạch vùng kẽ giữa các răng bạn nên dựng đầu bàn chải dọc theo thân răng, giúp các đầu lông bàn chải có thể làm sạch vùng kẽ giữa các răng.

* Mặt ngoài của răng: thường trơn láng, để hạn chế mất mô răng do chải răng bạn nên xoay tròn đầu bàn chải thuận hay ngược chiều kim đồng hồ để lấy sạch mảng bám thức ăn.

* Mặt trong vùng răng cối: bàn chải để ngang, nghiêng 45 độ di chuyển tới lui 4- 6 nhịp rồi vuốt nhẹ về phía mặt nhai.

Mặt trong vùng răng cửa hàm dưới: hơi cúi nhẹ đầu hơi về phía trước đồng thời chải dọc theo chiều thân răng.

* Mặt trong vùng răng cửa hàm trên: chải dọc theo thân răng

* Mặt nhai: di chuyển bàn chải dọc theo chiều trước sau.

Chúc bạn có hàm răng sạch đẹp.

Mỗi người dân khỏe mạnh, cả dân tộc mạnh khỏe. Nếu bạn thấy có ích cho cộng đồng hãy chia sẻ cho nhau.

Comments

Comments are closed.