Chăm sóc răng implant

1.927 views


I/ CẦN LÀM GÌ NGAY SAU KHI CẮM GHÉP IMPLANT ?
 1. Kháng sinh:
” Thuốc không tự chữa bệnh,
Nhưng không có thuốc bệnh khó lành.”
Mặc dầu vùng đặt  implant đã được vô trùng nghiêm ngặt tuy nhiên bạn cần uống thuốc kháng sinh dự phòng theo toa nhằm hạn chế hoặc tránh tình trạng nhiễm trùng thứ phát. Tình trạng nhiễn trùng là hàng rào ngăn trở sự tích hợp giữa implant và xương hàm.
2. Giảm đau:
Có nhiều biện pháp làm giảm đau hiệu quả từ đơn giản đến phức tạp, tùy điều kiện hiện có và tùy sở thích mà chọn cho mình giải pháp phù hợp.
* Chườm đá:
– Ưu điểm sử dụng đá lạnh chườm ngoài má vùng đặt implant giúp giảm sưng, giảm đau. 
– Nhược điểm phương pháp chườm đá giảm lưu lượng máu nuôi đến vùng đặt implant.
* Chườm đá thạch anh: có thể chườm đá lạnh bằng đá Thạch anh giúp thêm năng lượng làm cho vết thương mau lành.
* Thuốc giảm đau:
Thuốc giảm đau là giải pháp nhanh và tiện lợi nhất trong giảm đau sau phục hình răng implant.
Nhược điểm: ảnh hưởng đến chức năng gan và bao tử.
Liều dùng: 500 – 1000mg/lần cách 4-6 giờ/ lần.
3. Giảm viêm:
* Giảm viêm bằng thuốc
Để cho implant có điều kiện tích hợp tốt, không nên sử dụng thuốc kháng viêm như: Alaxan, Diclofenac, presnison, sulopred,…
Nếu có sử dụng phải có toa của bác sĩ hoặc dùng sau 24 giờ sau khi đặt trụ implant.
* Giảm viêm dân gian:
Bạn có thể dùng dầu dừa, dầu mè để súc miệng, làm giảm viêm, làm sạch vế thương sau phục hồi chân răng implant.
4. Chế độ ăn uống:
Sau phục hình implant không kiêng khem bất kỳ loại thức ăn, thức uống nào tuy nhiên để implant mau lành thương bạn cần chú ý như sau:
* Hạn chế ăn uống, nói chuyện 2 giờ sau khi đặt implant vì có thể thuốc tê chưa tan hết nên bạn dễ cắn vào môi, má.
* Hút thuốc lá làm vết thương chậm lành, Hemoglobin có ái lực với CO gấp 200 lần so với Oxy vì vậy  Hemoglobin trong máu người hút thuốc lá có nồng độ Oxy thấp nên giảm khả năng tích hợp xương và implant.
5. Vệ sinh vùng đặt implant:
Vết thương được khép kín ngay sau vài mươi phút, bạn không phải quá bận tâm về vệ sinh vết thương, bạn có thể mát xa ngoài mặt giúp cho máu lưu thông đến vết thương nhiều hơn thì sẽ mau lành.
Các vùng răng miệng khác, bạn vẫn chăm sóc, vệ sinh răng miệng như bình thường.
6. Nên và không nên:
* Nên uống thuốc theo toa
* Nên làm theo hướng dẫn của nhà chuyên môn.
* Nên mát xa ngoài má vùng implant để tăng lưu lượng máu nuôi.
 
* Không sờ tay vào vết thương.
* Không nên chải răng vùng đặt implant quá mạnh.
* Không nên ngậm muối trong miệng.
* Không nên đeo hàm giả lên vùng đặt implant ít nhất 1 tuần.
* Không nên hút thuốc lá.
7. Khi nào liên lạc với bác sĩ?
* Không có cảm giác vùng phẫu thuật  12 giờ sau phẫu thuật.
* Đau hoặc sưng vùng cấy ghép
* Chảy máu có màu đỏ thẫm kéo dài
* Hoặc những triệu chứng khác khiến bạn chưa yên tâm.
8. Cắt chỉ sau 5 – 7 ngày.
II/ CHĂM SÓC RĂNG IMPLANT ĐỊNH KỲ
” Của bền tại người.”
Việc hoàn thành trụ răng implant là thành công bước đầu, để tồn tại lâu dài phụ thuộc rất nhiều vào công chăm sóc của bạn.
1. Mục tiêu của việc phục hồi chân răng bằng kỹ thuật implant
– Hạn chế tiêu xương hàm do mất răng
– Hạn chế làm tổn thương mô răng lân cận
– Tăng cường neo chặn, trụ răng tạo bệ nâng đỡ thân răng.
– Hạn chế các răng xô lệch.
2. Mát xa:
Để hạn chế tiêu xương bạn nên mát xa quanh implant bằng ngón tay sạch cùng lúc khi bạn làm vệ sinh răng miệng hàng ngày nhằm tăng lưu lượng máu đến vùng xương quanh implant.
3. Hạn chế viêm nướu quanh implant:
Súc miệng bằng nước muối, dầu dừa, dầu mè tùy điều kiện bạn có nhằm hạn chế tối đa viêm mô mềm quanh cổ implant.
* Bạn có thể dùng động tác chiếp miệng để tạo áp lực âm mút sạch dịch quanh răng implant đồng thời phồng má thổi ngược hơi lại vùng khe nướu quanh implant tạo áp lực dương đưa dưỡng khí vào, hạn chế sự phát triển của vi khuẩn kị khí.
* Viên ngậm IgY Gate đặc trị trên vi khuẩn P.Gingivalis là tác nhân gây viêm nha chu 01 viên trước khi đi ngủ.
4. Khám kiểm tra định kỳ
* Khám chi tiết bằng việc đánh giá mô mềm quanh implant, đo túi nha chu,…
* Kiểm tra bằng Xquang quanh chóp hoặc Xquang toàn cảnh, khi cần có thể chụp CTscan vùng quanh implant để kiểm tra định kì quá trình tiêu xương quanh implant.
5. Những điều cần thông báo ngay cho nha sĩ.
* Mắc kẹt thức ăn kẽ răng, những trường hợp như thế này bạn có thể thay nha sĩ chỉ định phục hình, hình lại mão răng implant, để lâu ngày có thể làm hư hỏng răng implant của bạn.
* Đau thốn khi ăn nhai
* Mão hoặc cầu răng implant sục xịch
* Có dịch hôi, tanh vùng kẽ quanh implant.
* Viêm tấy thường xuyên quanh implant.
Thầy-thuốc-giỏi

Comments

Comments are closed.