Chăm sóc và bảo vệ răng sứ

1.412 views

Tu van nha khoa

1. Trước khi bọc răng sứ:

“Phòng bệnh hơn chữa bệnh”

Ngay từ buổi tư vấn đầu tiên với nha sĩ bạn phải đạt được:
* Lấy gân máu???

Răng của bạn có chỉ định lấy gân máu hay không vì khi lấy gân máu răng chỉ được nuôi dưỡng phần chân răng nhờ cơ chế thẩm thấu, phần thân răng hoàn toàn không được nuôi dưỡng nên chúng giòn và dễ gãy.
* Chọn chất liệu cho phù hợp:
– Cứng chắc, không vỡ bạn nên chọn răng sứ khối tuy nhiên răng sứ khối có tính thẩm mỹ không cao.
– Cầu răng dài: nên chọn răng sứ kim loại có khả năng chịu được các lực vặn xoắn phức tạm trong quá trình ăn nhai.
– Thẩm mỹ: chọn các phục hình răng sứ có độ trong và sáng như Zirconia cải tiến, Hybrid…
– Độ khít sát: chọn kỹ thuật CAD/CAM được thiết kế và sản xuất dưới sự hỗ trợ của máy tính.

rang-implant-nha-khoa-02

2. Trong khi bọc răng sứ
* Ê buốt răng là tình trạng tủy viêm có khả năng hồi phục, có thể xảy ra vì khi đó chúng ta đang làm tổn thương mô răng, bạn nên uống thuốc theo toa và theo hướng dẫn của nhân viên y tế.
* Đau nhức: Tủy viêm không có khả năng hồi phục có thể xảy ra vào thời điểm này vì khi nha sĩ lấy mất mô men răng để lộ mô ngày răng và vi khuẩn có thể xâm nhập làm tổn thương tủy răng.
* Xâm lấn nướu hồng có thể xâm lấn vào mô trụ răng đang sửa soạn, điều này bạn nên hợp tác tốt với nha sĩ để nhanh chóng gắn được mão răng để tránh sự xâm lấn của nướu hồng.
* Gắn tạm răng sứ: là thời gian để cho răng thích nghi hoặc cho chúng ta kiểm tra về tính thẩm mỹ, tính hài hòa… gia đoạn này rất dễ bong sút răng sứ, nên phải cẩn thận bảo quản và tránh khả năng nuốt phải răng sứ.
* Ăn uống: như bình thường, chúng ta nên uống nước bằng vòi hút để giảm bớt ê buốt răng.

nha-khoa-net-viet-tram-rang-tham-my

3. Sau khi bọc răng sứ
 Chăm sóc răng sứ cũng giống như răng tự nhiên tuy nhiên có đôi chút sự khác biệt.
Bản thân:

” Ăn vóc học hay.”

* Ăn chậm nhai kỹ là cách bảo vệ răng tốt nhất hiện nay. Phần men răng sứ có độ cứng khoảng 120N trong khi lực nhai thông thường của chúng ta đến 200 – 300N việc nhai chậm là việc cần thiết và nên làm giúp bảo vệ hàm răng.
* Nên cắn với lực cân bằng, tránh cắn tư thế kiểu đòn bẩy và đặc biệt đối với những răng đã lấy gân máu có khả năng gãy ngang thân răng.
* Mát xa vùng nướu quanh mão – cầu răng sứ: giúp máu lưu thông tốt và tưới máu đầy đủ  vùng nướu quanh mão răng.
* Chiếp miệng quanh răng làm thay đổi môi trường dịch nướu quanh răng có thể phòng được bệnh viêm nướu quanh mão răng.
* Chỉ tơ nha khoa: có tác dụng lấy mảnh vụn thức ăn tuy nhiên chúng không mấy tác dụng đối với răng sứ vì mặt bên răng sứ không bị sâu răng bởi tác nhân mảnh vụn thức ăn.
Hỗ trợ của nha sĩ:
* Chỉnh khớp căn:
 Độ kháng mài mòn của răng sứ cao hơn răng tự nhiên nên trong quá trình ăn nhai thì răng tự nhiên sẽ mòn trước, về thực tế chúng ta thường nghe thấy tiếng ken két khi ăn nhai hoặc nhai đồ cứng, thức ăn dai có cảm giác thốn răng đối diện, điều này chúng ta nên đến nha sĩ kiểm tra và điều chỉnh khớp căn mỗi năm / lần.
* Tái đánh giá sức khỏe răng miệng định kỳ mỗi 6/tháng cũng là cách chăm sóc và bảo vệ răng sứ.
Hỗ trợ công nghệ nha khoa:
* LASER nha khoa: thiết bị hỗ trợ đắc lực cho nha sĩ xử trí viêm nướu quanh mão răng và điều trị nhiễm trùng quanh răng.
* Mão răng ứng dụng công nghệ CAD/CAM: răng sản xuất dưới sự hỗ trợ của máy tính có độ khít sát cao giữa mão răng và thân răng tự nhiên.
* Xquang nha khoa: thiết bị khá phổ biến và thường qui của nha sĩ để khảo sát, thẩm định độ khít sát và chất lượng phục hình răng sứ.

Dr.Viet 200x200

Comments

Comments are closed.