Tư vấn tẩy răng trắng

1.248 views





Tẩy trắng răng

Tẩy răng trắng là dùng thuốc tẩy  trong nha khoa, để làm cho răng tự nhiên được trắng, sáng và bóng hơn.

Thuốc tẩy trắng răng có thành phần chủ yếu Carbamine peroxyt hay còn gọi là oxi già được dùng phổ biến làm sạch và rửa vết thương trong y tế, đối với nha khoa có tác dụng làm trắng răng.


Loại răng nào tẩy trắng được?

Thuốc tẩy trắng răng chỉ có tác dụng đối với răng tự nhiên mà thôi. Đối với răng nhân tạo như răng sứ, răng composite hoặc vật liệu trám răng,… thì thuốc tẩy trắng răng không có tác dụng.



Thuốc tẩy trắng có cần toa bác sĩ không ?
– Thuốc tẩy trắng nồng độ< 22% không cần toa bác sĩ.
– Thuốc tẩy trắng nồng độ> 22% phải cần toa bác sĩ.
Cẩn trọng dùng thuốc tẩy trắng răng như thế nào ?
* Đối với thuốc tẩy trắng nồng độ < 22% thì an toàn sử dụng trong mọi trường hợp.
* Đối với thuốc tẩy trắng nồng độ > 22% có khả năng gây phỏng mô mềm như niêm mạc miệng, vùng da mỏng.
Tẩy trắng răng có nằm trong khung bảo hiểm nha khoa không?
Hiện nay theo khung qui định bảo hiểm, chưa có công ty bảo hiểm nào xác nhận dịch vụ làm trắng răng trong danh mục bảo hiểm. Việc tẩy trắng răng được xem như một dịch vụ thẩm mỹ nha khoa.



Vệ sinh răng (Clearn) có làm trắng răng không ?
Lấy cao răng không làm trắng răng, mà chỉ lấy sạch mảng bám trên bề mặt răng.
Tẩy trắng răng (Bleaching) là biện pháp dùng thuốc hóa học để làm trắng từ bên trong ngà của răng.
Phần nào của răng được làm trắng?
– Men răng có màu trắng hồng, tựa như hạt gạo trong.
 – Ngà răng có màu trắng ngà, thuốc tẩy trắng răng tác động ở lớp ngà răng. Men răng hoàn toàn không bị ảnh hưởng.




Không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi này.
Thuốc tẩy trắng chắc chắn làm cho răng trắng. Tuy nhiên, tùy theo sự đáp ứng của mỗi người, tùy theo quan điểm trắng của bạn và tùy vào sự kỳ vọng trắng của bạn.
Cùng một lượng thuốc tẩy, thì việc tẩy chiếc áo thợ máy cũng khác với tẩy chiếc áo người làm văn phòng.



Răng nào dễ đáp ứng thuốc tẩy trắng ?

Răng nào cũng có thể tẩy trắng được. Tuy nhiên tùy vào răng, cơ địa của mỗi người mà răng có những đáp ứng khác nhau.
Răng có màu trắng ngả vàng thì đáp ứng tốt hơn răng trắng ngả màu nâu.
Răng có màu trắng xám thì ít đáp ứng với thuốc nhất.

Hiệu quả tẩy trắng  như thế nào?

Tẩy trắng giữ được bao lâu?
Tùy vào cơ địa của mỗi người mà có độ trắng khác nhau.
Có một nguyên tắc nghịch:
Răng nào tẩy càng nhanh trắng thì trắng càng lâu.
Răng nào tẩy chậm trắng thì mau ngả màu.




Vì sao thuốc không tẩy trắng được vùng cổ răng?

Cơ chế hiện chưa rõ vì sao vùng cổ răng thuốc không có tác dụng. Người ta ghi nhận được rằng vùng cổ răng có lớp men răng mỏng có thể là nguyên nhân không thể che hết sậm màu của ngà răng ánh ra. Sau tẩy trắng vùng cổ răng thường không trắng.

Tẩy trắng răng có bị ê không?

Đối với răng chết tủy thì không có triệu chứng ê buốt khi tẩy trắng.
Đối với răng còn tủy sống việc ê là chắc chắn có. Tùy theo cơ địa của mỗi người mà có cảm giác ê khác nhau.


Cơ chế ê buốt khi tẩy trắng răng ?
Thuốc tẩy ngấm qua lớp men răng vào ngà răng. Ngà răng có nhiều ống ngà, trong ống ngà có nhiều hạch sợi thần kinh. Thuốc tẩy trắng răng kích thích đầu các sợi thần kinh làm ta có cảm giác ê buốt.
Những thuốc tẩy trắng không làm cho bạn ê buốt, bạn cần phải xem xét lại:
Thời hạn sử dụng của thuốc.
Nguồn gốc của thuốc.
Nơi sản xuất của thuốc.
Có thể đó là thuốc giả.

Điều trị ê buốt răng sau tẩy trắng ?

  • Dùng thuốc theo toa bác sĩ.
  • Hạn chế nói chuyện, tránh gió lùa vào miệng.
  • Giữ miệng tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột.
  • Bôi thuốc bảo vệ ống ngà răng.
  • Theo dân gian VN bạn có thể ngậm ruột hột xoài có vị chát giúp hết ê hoặc ngậm dầu mè khoảng 3 – 5 phút.

Ăn nhầm thuốc tẩy có chết không?

Ăn nhầm với lượng lớn hơn 1kg mới bị ngộ độc do thuốc tẩy răng.
Thuốc tẩy trắng răng có hại gì đến răng tự nhiên không?
Thuốc tẩy ở nồng độ nhất định nào đó thì có thể có hại đến răng tự nhiên. Tuy nhiên thuốc tẩy răng hiện nay chưa có báo cáo nào cho rằng thuốc làm trắng có hại đến răng tự nhiên. 
  • Thuốc tẩy với nồng độ < 22% thì hoàn toàn không có hại đến mô sống của cơ thể.
  • Thuốc tẩy có nồng độ > 22% có thể gây phỏng trên mô sống của cơ thể.

Dấu hiệu bị phỏng thuốc tẩy
  • Dùng thuồc > 22%.
  • Đốm màu trắng khi có thuốc rơi vào những vùng như nướu, da,môi,….
  • Xử trí phỏng thuốc
  • Ngưng ngay việc tẩy trắng lại.
  • Lấy hết thuốc khỏi mô bị phỏng.
  • Dùng nước sạch rửa sạch thuốc tẩy.
  • Thoa vaseline lên vết phỏng.

Thành phần thuốc tẩy là gì?
Thuốc tẩy ngày nay đang được sử dụng rộng rãi trên toàn thế giới có tên là: Carbamine peroxyt hay còn gọi Oxi già và chất phụ gia khác, có nồng độ từ 10% đến 38%.


Cơ chế của thuốc tẩy trắng răng

Thuốc tẩy trắng răng có thành phần Carbamine peroyt —>H202 —>
 0–  + 2H . Oxi nguyên tử của thuốc tẩy được phóng thích đồng thời thẩm thấu qua men răng đến ngà răng kết hợp với Hydro nguyên tử của  chất gây màu trong ngà răng  tạo thành phân tử nước H20.
Chất gây màu trong ngà răng mất  H+ trở thành chất không có màu.


Chuẩn bị trước khi tẩt trắng răng

Vệ sinh răng miệng và lấy sạch cao răng.
Không nên dùng son môi vì có thể là sai lệch màu răng khi so.
So màu răng trước khi tẩy.
Bảo vệ mô răng bị sâu.
Đọc kỹ hướng dẫn tẩy trắng răng.            

Bao lâu thì phải tẩy răng lại?

    Vàng răng do tích tuổi, Thông thường khoảng 1 năm tẩy trắng răng một lần.

      Vàng răng do chất ngoại lai như nhiểm màu thực phẩm ăn uống có thể dùng máng tầy tại nhà khi có nhu cầu làm trắng răng.



    Biện pháp làm trắng răng khác 
Hiện nay các nha sĩ còn dùng kỹ thuật làm răng sứ bề mặt hoặc bọc răng toàn phần bằng một lớp sứ để làm trắng răng toàn diện và lâu dài.
Kỹ thuật này đòi hỏi mất nhiều công sức, Máy móc thiết bị kỹ thuật cao, nguyên vật liệu mắc tiền.
Bù lại:
– Thay đổi màu sắc của răng.
– Tái tạo hoặc điều chỉnh hình dáng của răng.
– Bảo vệ sâu răng, đặc biệt sâu răng mặt bên.
– Điều chỉnh trục răng nếu cần.


Bọc mão răng
Dùng mão( mũ) chụp toàn phần thân răng. Kỹ thuật này có thể thay đổi màu sắc theo ý muốn, hoặc tái tạo hình dáng răng theo yêu cầu,…
Kỹ thuật bọc mão răng có tuổi thọ cao hơn phương pháp tẩy trắng răng.



 Răng sứ bề mặt
Đắp một lớp sứ mỏng lên bề mặt của răng nhằm thay đổi hình dáng thẩm mỹ của răng.
Phương pháp này phù hợp đối với ai có thói quen chăm sóc răng miệng tốt.









Comments

Comments are closed.